THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG BÊN TRONG NHÀ XƯỞNG
THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG BÊN TRONG
NHÀ XƯỞNG
Một nhà xưởng sản xuất không thể nào thiếu nguồn điện để chiếu sáng cho toàn bộ nhà xưởng.
Như vậy, để có một hệ thống điện chiếu sáng hoạt động ổn định và an toàn, các chủ doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và lựa chọn nhà thầu chuyên nghiệp có kinh nghiệm cao. Còn chần chừ gì nữa mà không lựa chọn Nam Phát – là đơn vị nhà thầu chuyên nhận thi công trọn gói xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà xưởng khắp Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Các yêu cầu cơ bản trong thi công hệ thống điện chiếu sáng nhà xưởng
- Phối hợp với bộ phần kỹ thuật, xem và hiểu rõ các bản vẽ kỹ thuật đã được phê duyệt để xác định vị trí, chiều cao lắp đặt và các điểm đấu nối của các thiết bị.
- Thực hiện tất cả các chi tiết lắp đặt và trình duyệt với chủ đầu tư giám sát trước khi đưa vào lắp đặt.
- Nắm rõ được các bản vẽ như : cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc, kết cấu và kiến trúc với mục đích không làm ảnh hưởng đến không gian lắp đặt và kết cấu của công trình.
Quy trình thi công hệ thống điện chiếu sáng nhà xưởng
- Thi công đi ống dây điện ngầm trong sàn bê tông
- Lắp đặt âm trong sàn bê tông các thiết bị như : đèn chiếu sáng, công tắc đnè, ổ cắm nguồn,…
- Ưu điểm :
- Đường ống đi thẳng giúp tiết kiệm vật tư (ống, dây điện)
- Tạo thẩm mỹ
- Không làm ảnh hưởng đến kết cấu bên ngoài (không đục, vát, cắt,…)
- Kỹ thuật thi công sẽ gửi đến đơn vị tư vấn giám sát cùng tiến hành kiểm tra theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt, đồng thời hoàn thiện, sửa chữa và khác phục những khuyết điểm trong kỹ thuật.
- Sau khi hoàn thiện công tác đi ống dây điện ngầm trong sàn bê tông, tất cả sẽ được làm thành biên bản để bàn giao lại mặt bằng cho đơn vị nhà thầu xây dựng triển khai đổ bê tông.
Các kỹ thuật cơ bản trong thi công đi ống dây điện ngầm trong sàn bê tông
- Vệ sinh sạch sẽ các đầu nối ống và dùng keo chuyên dùng để dán.
- Uốn ống bằng lò xo chuyên dụng sao cho ống không bị dập, gãy và được thực hiện bởi thợ có lành nghề.
- Đặt các hộp âm cho các vị trí cấp nguồn đến đèn chiếu sáng, ổ cắm nguồn,…với mục đích giúp cho công tác bảo trì, sửa chữa sau này được diễn ra dễ dàng hơn.
- Định vị ống uPVC và hộp nhựa bằng cách buộc dây thép phi 1mm vào các gối đỡ bằng bê tông, đảm bảo sao cho việc đi ống không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn bê tông.
- Xác định chính xác vị trí ống, hộp chờ theo đúng bản vẽ kỹ thuật.
- Sau khi đổ bê tông được hoàn tất, cofa sẽ được tháo gỡ.
- Tiến hành kiểm tra ống bằng cách :
- Xác định vị trí các hộp trung gian, dùng dây mồi chuyên dùng để thông ống
- Nếu ống bị tắc phải được xử lý hoặc đề nghị phương án đi nổi các đọan ống bị tắc.
- Cập nhật và lập bản vẽ hoàn công hệ thống ống ngầm.
- Thi công kéo dây đèn chiếu sáng và ổ cắm nguồn
Thi công lắp đặt tủ điện chiếu sáng.
- Kiểm tra và test toàn bộ tủ điện
- Làm biên bản nghiệm thu gửi chủ đầu tư và tổ chức nghiệm thu nhằm khác phục những khuyết điểm trong kỹ thuật trước khi đưa ra công trình.
- Chủ thầu trình bày bản vẽ chi tiết lắp đặt các vị trí tủ điện cho đơn vị giám sát đầu tư phê duyệt.
- Đấu nói ống và máng cáp đến tủ điện : các vị trí lỗ mở đầu nối vào tủ phải được mài dũa trơn tru sau đó dùng roăn cao su bọc toàn bộ các mép lỗ cắt, đảm bảo dây không bị hỏng khi tiếp xúc.
- Tiếp tục tiến hành đấu nối dây vào tủ điện.
- Tất cả cáp nối vào tủ đều sử dụng đầu cose đồng mạ kẽm có chụp đầu cose đánh dấu màu theo pha để bảo vệ chạm chập (các đầu cose được ép vào cáp bằng bộ ép thủy lực chuyên dùng).
- Sau đó, tiến hành thử mạch động lực & điều khiển tủ, kiểm tra lại thông mạch và cách điện lại toàn bộ cáp vào ra tủ để đảm bảo rằng không có nhầm lẫn và chạm chập.
- Đánh dấu lại các đầu cáp theo sơ đồ, cập nhật thực tế đấu nối vào bản vẽ sơ đồ nguyên lý tủ điện, in bản vẽ và bỏ vào tủ điện theo qui định.
- Cuối cùng vệ sinh sạch sẽ tủ điện, chuẩn bị cho công tác kiểm tra đóng điện kế tiếp.
Thi công lắp đặt thiết bị điện.
- Thi công lắp đặt công tắc đèn và ổ cắm nguồn
- Lập bảng liệt kê các thông số của các thiết bị như chủng loại, thông số kỹ thuật, vị trí lắp đặt, số lượng và được phụ trách thi công phê duyệt.
- Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ các hộp âm tường bằng tay hoặc dùng máy nén khí, cắt dây và tuốt dây đúng kỹ thuật, không quá ngắn hoặc quá dài.
- Khi lắp đặt phải tuân thủ các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất, thống nhất thứ tự dây pha, trung tính của tất cả các ổ cắm nguồn.
- Không lắp đặt ngược hoặc lộn xộn chiều của mặt nạ công tắc ổ cắm.
- Dán nhãn bằng Plastic, thể hiện rõ số thứ tự và mạch nguồn trên công tắc & ổ cắm theo đúng bản vẽ, cập nhật bản vẽ hoàn công mặt bằng bố trí và sơ đồ nguyên lý tủ phân phối, lưu hồ sơ.
- Thử bằng điện nguồn tạm để test câhts lượng đèn chiếu sáng trước khi đem ra lắp đặt.
- Lập bảng thống kê trình bày lên phụ trách thi công phê duyệt trước khi lắp đặt.
- Xác định vị trí lắp đặt đèn theo bản vẽ phối hợp với các hệ thống khác như : điều hoà không khí, thông gió, cứu hoả, báo động cháy, âm thanh,..
- Kiểm tra công tắc nguồn bằng cách bật vfa tắt.
- Dùng đồng hồ :
- Đo độ rọi của đèn rồi ghi chép và lưu lại các thông số vào biên bản.
- Kiểm tra cực tính của các ổ cắm nguồn điện.
- Kiểm tra tính thống nhất cực đấu dây của hệ thống ổ cắm.
- Dùng thiết bị tạo dùng rò : kiểm tra tác động của thiết bị chống giật RCD.
- Cuối cùng, ghi biên bản kết quả kiểm tra hệ thống, trình bày cho đội tư vấn giám sát.
- Thi công lắp đặt thiết bị cấp nguồn, điều khiển
Thiết bị cấp nguồn và điều khiển gồm : máy điều hoà nhiệt độ, quạt thông gió, hệ thống bơm nước cấp sinh hoạt, bơm nước chữa cháy, viễn thông, báo cháy tự động, báo chống trộm,…
Quy trình thi công lắp đặt thiết bị cấp nguồn, điều khiển :
- Lập bảng liệt kê thiết bị, dây dẫn,… từ hệ thống điện đến hệ thống các hạng mục cơ như mô tả ở trên căn cứ trên công suất điện yêu cầu của hệ thống
- Lắp đặt thiết bị cấp nguồn cho hệ thống cơ và viễn thông.
- Kiểm tra cách điện, thông mạch và thử hoạt động của các tủ điện điều khiển : bơm, quạt, Isolator,.. Ghi lại thông số kiểm tra và sẵn sàng cho việc chạy thử thiết bị
- Kiểm tra tình trạng lắp đặt thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo không để xảy ra hư hỏng cho thiết bị khi vận hành.
Thử nghiệm, chạy thử hệ thống:
Thử nghiệm :
- Lập hồ sơ kiểm tra, đo thông số theo các mẫu biên bản test được phê duyệt bởi đơn vị tư vấn giám sát
- Trình danh mục các thiết bị dùng thử nghiệm, các thiết bị đo thử được kiểm tra lên cơ quan đo lường Q-Test 3.
- Lập và trình duyệt kế hoạch thử nghiệm đo đạc hệ thống cho Chủ đầu tư phê duyệt.
- Trình bày nội dung và biện pháp thử nghiệm thiết bị cho đội tư vấn giám sát phê duyệt.
- Tổ thử nghiệm của nhà thầu không tham gia thi công lắp đặt : Kỹ sư, công nhân lành nghề có kinh nghiệm trong lĩnh vực Testing & Commissioning.
- Sau khi hoàn tất công việc, tổ thử nghiệm sẽ gửi biên bản thử nghiệm báo cáo kết quả đo đạc cho phụ trách thi công và đề nghị đơn vị thi công sửa chữa và khắc phục các khiếm khuyết hoặc các lỗi kỹ thuật.
- Lập hồ sơ lưu, hồ sơ này sẽ là một phần bắt buộc của hồ sơ hoàn công công trình.
Công tác chạy thử, hiệu chỉnh hệ thống:
- Chuẩn bị các mẫu biên bản chạy thử và hiệu chỉnh hệ thống. Trong đó thể hiện được các thông số : tiêu chuẩn của thiết bị theo Catalogue và các thông số hoạt động khi chạy thử.
- So sánh các thông số này và có sự hiệu chỉnh hệ thống hoạt động đạt các tiêu chuẩn đã chọn.
- Quá trình chạy thử gồm 02 giai đoạn :chạy thử không tải và chạy thử có tải
- Quá trình chạy thử không có tải : Các thiết bị trước khi mang tải được đưa vào hoạt động không tải, quá trình này rất quan trọng và cần thiết để khắc phục các sai sót trong quá trình lắp đặt hoặc lỗi do chế tạo mà không gây ra hư hỏng nặng nề cho thiết bị
- Quá trình chạy thử có tải : Các thiết bị sau khi đã chạy thử không tải và được hiệu chỉnh, sẽ được đưa vào hoạt động có tải và đồng bộ trong hệ thống.
- Nhân viên vận hành sẽ ghi lại các thông số hoạt động của thiết bị như : Dòng khởi động, dòng chạy, thời gian chuyển đổi khởi động Star/Delta; áp lực gas; lưu lượng gió ; Dòng cắt định mực; dòng bảo vệ định mức ,.. Căn cứ trên các thông số này sẽ tiến hành hiệu chỉnh các thông số của hệ thống để đạt được các thông số thiết kếè
Lý do nên chọn Nam Phát là đơn vị thi công điện nước cho nhà xưởng của bạn
Nam Phát là nhà thầu chuyên thi công xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà xưởng. Trong đó, lắp đặt hệ thống điện nước là một trong những hạng mục quan trọng nhất trong thi công nhà xưởng.
- Công ty chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng và sửa chữa nhà xưởng
- Đội ngũ kỹ sư nhạy bén, chuyên môn cao
- Đội thợ thi công tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tháo vát và nhiệt tình
- Đã thi công rất nhiều công trình nhà xưởng có quy mô rộng lớn
- Giá cả thi công cạnh tranh, hợp lý nhất miền Nam
- Thời gian thi công đúng hợp đồng
- Tiến độ hoàn thành công trình theo đúng hợp đồng
- Có chế độ bảo hành tốt, đảm bảo chất lượng sau khi bàn giao công trình
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ TỐT NHẤT
Hotline :
0918 185 927 (Mr.Năm – NVKT)
0917 787 428 (Mr.Nam – NVKT)
Văn phòng : 870 Tỉnh Lộ 43, KP.1, P.Bình Chiểu, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Email : tongthauson@gmail.com
Website : xaydung329.com